Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, được biểu hiện bằng đặc điểm tăng glucose huyết.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, được biểu hiện bằng đặc điểm tăng glucose huyết
Tại sao tiểu đường lại gây loét bàn chân?
Biến chứng bàn chân là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau của bệnh đái tháo đường như: tổn thương thần kinh, tắc mạch, nhiễm trùng…
– Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường
Tổn thương thần kinh đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Rối loạn thần kinh ngoại biên không chỉ gây rối loạn thần kinh cảm giác mà còn gây rối loạn thần kinh dinh dưỡng.
Ban đầu, bệnh nhân xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân, sau một thời gian bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác bàn chân. Bệnh nhân không còn cảm giác nóng lạnh, đau ở bàn chân. Bàn chân có thể bị teo cơ, biến dạng, thay đổi áp lực trên gang bàn chân khi đi lại, gây ra những vết chai do tì đè, loét lỗ đáo. Những thay đổi về cấu trúc bàn chân làm cho bàn chân dễ bị loét hơn. Mất cảm giác đau làm cho bệnh nhân không nhận biết được mình bị tổn thương ở bàn chân (do dị vật đâm vào, do bỏng, loét chi chân…) và gây nên nguy cơ nhiễm trùng bàn chân rất cao. Bệnh nhân không chỉ nhiễm trùng phần mềm mà còn viêm xương, tiêu xương gây biến dạng bàn chân.
Không ít bệnh nhân do chủ quan cũng như do mất cảm giác bàn chân nên đến khám muộn khi ổ nhiễm trùng đã lan rộng, nguy cơ phải cắt cụt chi cao.
– Bệnh động mạch ngoại biên
Người đái tháo đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở khắp cơ thể, trong đó bệnh động mạch ngoại biên chi dưới khá thường gặp. Khi mạch máu bị xơ vữa, lòng mạch máu sẽ bị chít hẹp làm giảm tưới máu cho phần chi bên dưới. Do vậy, bệnh nhân vừa có tổn thương thần kinh vừa xơ vữa tắc hẹp động mạch chi dưới càng tăng nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử bàn chân.
Người bệnh thường bị xơ vữa mạch máu gây tắc hẹp động mạch
– Các vấn đề về hệ thống miễn dịch
Bệnh tiểu đường làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm suy yếu khả năng bảo vệ của các tế bào bạch cầu và làm chậm quá trình tự hồi phục. Vì vậy chỉ cần gặp một vết thương nhẹ ở chân, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét và các biến chứng nguy hiểm khác.
Triệu chứng loét bàn chân tiểu đường
Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường có thể được phòng ngừa hoặc không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm biến chứng này:
- Thay đổi màu da chân
- Thay đổi nhiệt độ da chân
- Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là quanh gót chân
- Mùi hôi chân khó chịu và không biến mất sau khi rửa
- Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Chảy nước từ bàn chân làm bẩn tất
Khi các vết loét đã dần hình thành, sẽ xuất hiện mô đen bao quanh vết loét do máu không lưu thông được đến khu vực này. Đây là tình trạng nguy hiểm, vết loét có thể tiếp tục lan rộng và sâu, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Vết loét bàn chân tiểu đường sẽ chuyển nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách
Những dấu hiệu ban đầu để phát hiện loét bàn chân thường không dễ nhận biết. Chúng thường diễn ra âm thầm và nhiều khi người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã hình thành mô đen bao quanh. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi cơ thể, kể cả những biến đổi nhỏ nhất để phát hiện kịp thời.
Cách điều trị vết loét bàn chân tiểu đường
Dùng thuốc hoặc các can thiệp y khoa
- Với trường hợp nhiễm trùng, lở loét nhẹ: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kháng sinh. Một số kháng sinh hay được sử dụng là: Cephalexin, amoxicillin với clavulanate kali, moxifloxacin hoặc clindamycin.
- Với trường hợp nhiễm trùng, lở loét nặng: Bác sĩ sẽ cân nhắc dùng các biện pháp can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật loại bỏ một số mô, nếu lở loét nặng ở các ngón chân, thậm chí có thể phải cắt cụt chi để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Chăm sóc vết loét bàn chân người đái tháo đường
Với các vết loét nhẹ, bạn cần chăm sóc theo các bước sau để vết loét nhanh khỏi và không bị lây lan sang những vùng xung quanh:
- Bước 1: Rửa sạch vết loét
- Rửa sạch vết thương bằng nước dung dịch sát khuẩn.
- Dùng nhíp đã khử trùng qua dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các dị vật nếu có.
- Bước 2: Bôi gel chuyên biệt điều trị vết loét do tiểu đường
- Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn.
- Bôi 1 lớp mỏng gel lên vết thương, giúp vết thương nhanh lành và phòng bội nhiễm.
- Bước 3: Băng vết loét
- Dùng vải gạc băng vết thương cẩn thận, nhẹ nhàng, hạn chế để vết thương tiếp xúc với môi trường.
- Thay băng 2 lần 1 ngày hoặc thay mỗi khi thấy băng bẩn hoặc ướt do dịch từ vết loét chảy ra. Lặp lại 3 bước trên trong mỗi lần thay băng.
Bộ sản phẩm chăm sóc chuyên biệt vết loét bàn chân tiểu đường
Phòng ngừa biến chứng loét chân ở bệnh nhân tiểu đường
Loét bàn chân là một trong những biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh được biến chứng này nếu biết ngăn ngừa đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia giúp hạn chế được hiện tượng lở loét bàn chân:
- Vệ sinh chân sạch sẽ: Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng. Lau khô chân sau khi rửa xong, đặc biệt là các kẽ chân. Tuyệt đối không ngâm chân lâu trong nước.
- Kiểm tra chân thường xuyên: Vì bị mất cảm giác đau nên bạn cần thường xuyên kiểm tra xem chân có xuất hiện các vết thương, vết lở loét hay không để xử lý kịp thời.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Nếu da bàn chân bị khô, nứt nẻ, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da chân, tuy nhiên không bôi vùng kẽ giữa các ngón chân vì là vùng dễ chảy mồ hôi.
- Sử dụng giày phù hợp: Đảm bảo bạn mang giày vừa vặn, không được chật. Giày làm từ chất liệu mềm không cọ xát làm trầy xước da. Thường xuyên giặt giày và tất sạch sẽ để tránh là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Đây là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ và tinh bột, cùng với đó là chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục thường xuyên.
Qua bìa viết này, chúng ta có thể thấy được biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường khá phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là cắt cụt chi. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể điều trị giảm nhẹ và phòng ngừa, tránh làm hình thành vết loét từ những việc đơn giản nhất trong đời sống hàng ngày.